Sự gian nan trong quá trình tìm “tướng” giỏi

Có ý kiến cho rằng nhân tài Việt Nam toàn đi phục vụ các công ty nước ngoài, không thiết tha với doanh nghệp Việt. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, có quá ít chủ doanh nghiệp thực sự “trải thảm đỏ” đón nhân tài về chung tay, góp sức với mình.

Con đường đi tìm người giỏi để mời về làm CEO của các doanh nghiệp Việt đang được mô tả là rất gian nan. Báo chí đã tốn nhiều giấy mực viết về những cuộc “hôn nhân” bất thành giữa CEO làm thuê và chủ doanh nghiệp Việt. 

Nhiều diễn đàn, hội thảo cũng đã được tổ chức để tìm lời giải cho vấn đề này. Nhưng có vẻ như, cho đến lúc này, cái gốc của vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Người tài có thực là quá hiếm hoi trên thị trường Việt Nam hiện tại? Câu trả lời là “có” và “không”!

 

nguoigioi Sự gian nan trong quá trình tìm tướng giỏi

“Có” – vì tướng giỏi ắt phải hiếm! CEO giỏi phần lớn đều là những người được đào tạo lâu năm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc với các công ty lớn, đa phần là doanh nghiệp nước ngoài.

 

Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng có thể cho “ra lò” những người điều hành giỏi, nhưng trên thực tế, những người xuất thân từ các “lò” đào tạo Việt chưa được “để ý” nhiều.

Trong bối cảnh đó, nhân tài từ các tập đoàn đa quốc gia hoặc từng làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia có lợi thế cạnh tranh hơn. Hẳn nhiên, các nhân tài này cũng không nhiều, và càng ít người chịu rời bỏ môi trường đa quốc gia với điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ quá tốt để về với doanh nghiệp Việt khi chưa biết tương lai sẽ ra sao.

“Không” – vì thực tế cho thấy, sau một thời gian dài được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, không ít người Việt đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có thể quản lý, điều hành một tổ chức.

Môi trường làm việc nhiều thách thức, với tính đào thải rất cao ở các công ty nước ngoài buộc người ta phải có năng lực vượt trội và phải nỗ lực rất nhiều thì mới có thể “trụ” lại được.

  • Những Người Tìm Việc 24h qua đa số đã có được cho mình những lựa chọn công việc phù hợp, vậy bạn có muốn là một trong những Nguoi Tim Viec đó không? Hãy nhanh tay truy cập vào website của chúng tôi.

Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ấy, việc giành được vị trí quản lý cấp cao không phải chuyện đơn giản, kể cả với những người nước ngoài đến từ các nước phát triển. Thực tế cho thấy, các công ty nước ngoài coi trọng việc đầu tư phát triển con người nhiều hơn các doanh nghiệp Việt.

Ngân sách dành cho đào tạo và phát triển của họ thường cao hơn doanh nghiệp Việt gấp nhiều lần. Chưa kể, một số công ty nước ngoài có hẳn chính sách đào tạo dành riêng cho chủ chốt, kể cả việc đưa đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài. Vì vậy, sau một thời gian làm việc ở các công ty nước ngoài, năng lực làm việc, tính chuyên nghiệp, tầm tư duy, kỹ năng quản lý của nhiều người Việt được nâng lên đáng kể.

Hiện đang có xu hướng nhiều người giỏi, sau một thời gian làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia, muốn đem kinh nghiệm tích lũy được về phục vụ doanh nghiệp Việt. Một số Việt kiều từng là quản lý cấp cao ở nước ngoài cũng về nước với mong muốn này.

Với số lượng không quá nhiều doanh nghiệp Việt có đủ năng lực tài chính để thuê CEO ngoài như hiện nay, lực lượng người tài từ các tập đoàn đa quốc gia trong nước hay từ nước ngoài trở về hoàn toàn có thể đáp ứng, nếu không muốn nói là vẫn còn thừa.

Song nhiều chủ doanh nghiệp Việt vẫn đang “đỏ mắt” tìm CEO. Trong khiđó, chính các ứng viên CEO có tên tuổi cũng than thở là không tìm ra doanh nghiệp Việt nào thực sự cần họ.

Có thể khẳng định, người tài hiện nay không hiếm. Nhiều người Việt đã rất thành công trong các tập đoàn lớn của nước ngoài.

Họ đang chiếm giữ những trọng trách và thực hiện những công việc ở tầm cỡ lớn. Họ có đủ kinh nghiệm và tố chất để trở thành CEO giỏi trong các doanh nghiệp Việt, vốn thường nhỏ hơn về quy mô, ít hơn về số lượng nhân sự.

Tiếc là nhiều chủ doanh nghiệp Việt vẫn chưa thực sự “cầu hiền, đãi sĩ”. Một số chủ doanh nghiệp tuy có ý định này, nhưng vẫn bị tâm lý khát khao quyền lực, thích được nhân viên sùng bái, cung kính (vì là chủ) tiếp tục “đeo bám”. Họ cứ thấy vương vấn, tiếc nuối, không thể dứt ra khỏi chiếc ghế quyền lực trong hoạt động điều hành.

Do vậy, hầu hết các cuộc “ly hôn” giữa CEO với doanh nghiệp Việt đều có nguyên nhân là người điều hành không được trao quyền hoặc trao không đầy đủ. CEO không quyết định được gì, vì chủ doanh nghiệp có thể can thiệp bất cứ lúc nào, từ việc nhỏ đến việc lớn. Tướng không có đất dụng võ nói gì đến chuyện điều binh, khiển tướng…

Có thể thấy, trong bối cảnh hội nhập, CEO giỏi không hề hiếm, và việc tìm ra họ cũng không hề gian nan. Gian nan chăng là việc thay đổi nhận thức về cách dùng người, cách thức trọng dụng nhân tài. Nói cách khác, khó khăn nhất vẫn là sự thay đổi tư duy từ phía chủ doanh nghiệp.

Có ý kiến cho rằng nhân tài Việt Nam toàn đi phục vụ các công ty nước ngoài, không thiết tha với doanh nghệp Việt. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, có quá ít chủ doanh nghiệp thực sự “trải thảm đỏ” đón nhân tài về chung tay, góp sức với mình.

Càng ít hơn những chủ doanh nghiệp sẵn lòng rút về hậu trường, nhường “sân chơi” cho các CEO chuyên nghiệp thi thố. Nếu tình trạng này không thay đổi, e rằng con đường tìm tướng giỏi của các doanh nghiệp Việt sẽ thực sự gian nan…

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>